BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ: NHẬN BIẾT, NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH

Bệnh đậu mùa khỉ không phải là một loại bệnh phổ biến nhưng lại có nguy cơ bùng phát toàn cầu đã được Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo. Bệnh xuất hiện ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, với ca đầu tiên được ghi nhận tại TP.HCM, đặt ra thách thức mới cho hệ thống y tế và các biện pháp kiểm soát dịch.

Bệnh đậu mùa khỉ là gì?

Đậu mùa khỉ là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tương tự như bệnh đậu mùa nhưng do virus đậu mùa ở khỉ gây ra. Hiện nay, bệnh đậu mùa khỉ đang bùng phát ở gần 80 quốc gia với diễn biến vô cùng phức tạp.

Tuy đây là bệnh hiếm gặp ở người, nhưng với thời gian ủ bệnh nhiều ngày cùng sự trỗi dậy gần đây, các chuyên gia cảnh báo rằng có khả năng bệnh có thể lan rộng ra toàn cầu, tạo nên một đại dịch mới.

Dấu hiệu nhận biết bệnh đậu mùa khỉ

Hiện nay, các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ đang được theo dõi để làm rõ. Thông thường, thời gian kéo dài của bệnh là từ 2 đến 4 tuần, và triệu chứng thường xuất hiện sau 5 đến 21 ngày kể từ khi cơ thể tiếp xúc với virus. Theo đó, quá trình nhiễm bệnh có thể chia làm 2 giai đoạn với các dấu hiệu đặc trưng:

  • Giai đoạn 1 (kéo dài từ 0-5 ngày): Virus đậu mùa khỉ xâm nhập gây ra các triệu chứng tương tự như thủy đậu, sởi, đậu mùa thông thường, bao gồm: sốt, nhức đầu dữ dội, nổi hạch (sưng hạch bạch huyết), đau lưng, đau cơ, suy nhược cơ thể. 
  • Giai đoạn 2 (thường biểu hiện trong 1-3 ngày kể từ khi bệnh nhân bị sốt): Phát ban tập trung nhiều ở mặt và tứ chi, sau đó mới lan rộng ra các bộ phận còn lại trên cơ thể.

Hầu hết các ca đậu mùa khỉ đều thấy rằng biểu hiện nổi ban sẽ chuyển nặng dần từ rát đến sẩn, nổi mụn nước sau đó là mụn mủ. Sau khi khỏi bệnh, da người mắc bệnh sẽ hình thành sẹo do tổn thương.

Bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào?

Nguy cơ lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ được xác định có thể liên quan đến vấn đề giọt bắn ở đường hô hấp và chủ yếu lây lan qua 3 con đường sau:

  • Virus đậu mùa khỉ xâm nhập vào cơ thể qua các tổn thương (vết cắn hoặc vết xước) của động vật mang virus.
  • Ăn thịt chưa nấu chín kỹ và sử dụng các sản phẩm từ động vật bị nhiễm bệnh.
  • Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc chạm vào giường, quần áo bị ô nhiễm. Ở người, virus lây truyền trong quá trình tiếp xúc gần người mắc bệnh, thông qua dịch thể, các tổn thương ở da hoặc niêm mạc (mắt, mũi, miệng).
  • Virus lây truyền chủ yếu qua giọt bắn đường hô hấp, song, virus không thể văng xa, vì vậy cần phải tiếp xúc gần mới có thể lây nhiễm.

Việc sống chung hoặc sử dụng chung đồ cá nhân với người mắc bệnh làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Tuy nhiên, đáng chú ý là hiện nay, đa số các trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ chủ yếu là trẻ em.

Các biến chứng nghiêm trọng của bệnh đậu mùa khỉ

Các triệu chứng và tổn thương để lại của bệnh đậu mùa khí gây khó chịu là lâu lành hơn các bệnh khác. Theo CDC Hoa Kỳ, cứ 10 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ thì có 1 người bệnh nặng dẫn đến tử vong. Các yếu tố nguy cơ đối với các trường hợp nặng bao gồm:

    • Trẻ em nhỏ tuổi;
    • Tiếp xúc lâu dài với virus đậu mùa khỉ;
    • Có sức khỏe kém, hệ miễn dịch suy yếu;
    • Diễn tiến các biến chứng nguy hiểm;

Tuy bệnh đậu mùa khỉ không phổ biến ở Việt Nam, nhưng các chuyên gia khuyến cáo không nên chủ quan bởi nếu không phát hiện sớm và can thiệp điều trị đúng cách, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như:

    • Viêm phế quản phổi;
    • Nhiễm trùng huyết;
    • Viêm mô não, viêm não
    • Nhiễm trùng giác mạc, lớp ngoài trong của mắt
    • Nhiễm trùng thứ cấp
    • Nhiễm trùng giác mạc có thể dẫn đến mất thị lực.
    • Trong những trường hợp nghiêm trọng, các tổn thương có thể hình thành cùng nhau và khiến da bị bong ra từng mảng lớn, gây mất thẩm mỹ.

Cách phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh đậu mùa khỉ.  Do đó, người dân cần tuân thủ 6 biện pháp phòng tránh đậu mùa khỉ theo hướng dẫn của Bộ Y tế như sau:

  1. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
  2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay. 
  3. Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.
  4. Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Trong trường hợp nơi ở/nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, không tự ý điều trị.
  5. Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây Phi), cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống) như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa virus đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.
  6. Đảm bảo an toàn thực phẩm; thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

Cuối cùng, các chuyên gia y tế cũng khuyến khích người dân chủ động thăm khám nếu phát hiện các biểu hiện bất thường hoặc nghi ngờ tiếp xúc với người/động vật nhiễm bệnh.

Để tìm hiểu và nắm rõ thông tin chi tiết hơn, bạn có thể tham khảo 2 link dưới đây:

http://Thongtin.medinet.org.vn

https://medinet.hochiminhcity.gov.vn/