5 LOẠI THUỐC NAM CHỮA BỆNH ĐAU DẠ DÀY CỰC HAY
Đau dạ dày là tình trạng niêm mạc bị tổn thương, ảnh hưởng đến quá trình ăn uống và chuyển hoa chất. Tuy nhiên, nhiều người càng sử dụng thuốc tây thì càng đau hơn. Vì vậy, người ta thường tìm đến các loại thảo dược trong tự nhiên, được coi là thuốc nam lành tính không gây tác dụng phụ để điều trị. Cùng tìm hiểu 5 loại thuốc nam chữa bệnh đaau dạ dày hiệu quả ngay dưới bài viết.
1. Cỏ nhọ nhồi
Nhận biết
Cỏ nhọ nhồi được biết đến với nhiều cái tên khác như: hạn liên thảo, cỏ mực, mặc hán liên. Cây thường có màu lục hoặc đỏ tía, lông cứng, kích thước khoảng 40cm. Lá của cây nhọ nhồi mọc đối xứng, khía răng và cuống rất nhỏ.
Sử dụng
Cỏ nhọ nồi có tính hàn, vị ngọt – chua. Chứa nhiều hoạt chất như: tanin,carotene, wedelolacton, ecliptin, ancaloit,.. với đa công dụng.
Cách 1: Lấy một nắm cỏ nhọ nhồi rửa sạch với nước, để ráo. Tiếp đến, mang nhọ nhồi đi giã nhuyễn hoặc ép lấy nước cốt uống liền. Có thể pha chung với một chút nước ấm và uống hằng ngày. Lưu ý nên uống hết trong 1 lần, không nên bảo quản qua ngày.
Cách 2: Kết hợp nhọ nhồi + táo mèo + cam thảo
Cho nhọ nhồi, táo mèo, cam thảo vào nồi nước. Đun sôi riu lửa cho đến khi nước cạn 2 phần. Phần còn lại chia làm 2 – 2 phần lấy uống sau khi ăn.
2. Lá bàng
Nhận biết
Bàng là loại cây bóng râm, cây trưởng thành có thể cao tới 35m, tán lá lớn và rậm. Trái có vị hơi chua, ăn được. Lá bàng có màu xanh, phiến lá rộng và dài, gân lá nổi rõ ở mặt sau. Những chiếc lá bàng non còn được bao phủ bởi một lớp lông tơ mềm mại.
Sử dụng
Lấy một nắm lá bàng non khoảng 10 lá, mang đi rửa sạch với nước nước muối loãng, để ráo nước.
- Cắt lá bàng thành từng khúc rồi cho vô nồi đun sôi với 2 lít nước.
- Khi đã sôi giảm nhỏ lửa, đợi lá ngả sang màu già thì tắt bếp.
- Vớt bỏ xác lá, lấy phần nước để uống hàng ngày thay nước lọc.
3. Lá mơ
Nhận biết
Mơ là dạng thân leo, dễ phát triển. Lá mơ có màu xanh ở mặt trước, tím sẫm ở mặt lưng, mọc đối nhau, có đường gân và được bao phủ bởi lớp lông mềm mịn.
Sử dụng
Cách 1: Đem rửa sạch một nắm lá mơ tươi rồi ngâm với nước muối loãng trong vài phút. Để ráo nước và nhai nuốt trực tiếp má mơ tươi. Sử dụng cách này hàng ngày vào buổi sáng sớm hoặc trước khi ăn cơm.
Cách 2: Ép lấy nước uống
- Chuẩn bị khoảng 40 gram lá mơ tươi, mang rửa sạch, ngâm với nước muối loãng rồi vớt ra để ráo.
- Giã hoặc cho vào máy ép lấy nước cốt. Có thể pha thêm một chút nước ấm, chia thành 2 phần uống sáng – tối.
4. Lá đu đủ
Nhận biết
Cây đu đủ có thân cao khoảng từ 3 – 10m, thân cây thẳng và hiếm khi tạo nhánh. Lá đu đủ khá to, cuống dài, có hình chân vịt & mọc đơn lẻ.
Sử dụng
Cách 1: Ép lá đu đủ lấy nước
- Lấy khoảng 3 lá đu đủ tươi mang rửa sạch, mang ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút rồi vớt ra để ráo.
- Mang lá đu đủ đi cắt khúc, ép hoặc xay nhuyễn với 1 ly nước lọc.
- Lọc bỏ bã, lấy nước cốt để uống. Nên uống hết trong 1 -2 giờ sau khi xay.
Cách 2: Sử dụng lá đu đủ khô
- Hái lá đu đủ tươi mang về rửa sạch, ngâm với nước muối loãng.
- Mang lá đi cắt nhỏ rồi phơi khô để sử dụng dần.
- Hàng ngày sắc một lượng lá đu đủ vừa phải với 1 lít nước trong 10 phút, để nguội và uống hết trong ngày.
5. Khổ qua rừng
Nhận biết
Khổ qua rừng (mướp đắng) là loại thân leo, lá nhỏ chỉ dài khoảng 3 – 5 cm, hình chân vịt. Hoa đực và hoa cái có màu vàng, mọc tách riêng ở nách lá, có cuống dài. Trái khổ qua rừng hơi tròn, nhỏ hơn rất nhiều so với khổ qua thường, chỉ to khoảng ngón chân cái của người lớn. Khổ qua rừng có màu xanh, khi chín màu vàng, ruột đỏ. Trái và lá khổ qua rừng đều đắng hơn khổ qua thường.
Sử dụng
Cách 1: Sử dụng trái
- Hái những trái khổ qua rừng xanh, không quá non. Rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng.
- Thái lát mỏng, phơi khô rồi bảo quản trong bịch kín để dùng dần.
- Mỗi ngày, lấy khổ qua sắc lấy nước và sử dụng trong ngày.
Cách 2: Lá và hoa khổ qua rừng
- Dây khổ qua mang về cắt khúc, rửa sạch rồi phơi khô.
- Mang dây khổ qua khô đi tán thành bột, pha với nước sôi để uống.
- Sử dụng 2 – 3 lần trong ngày.
Bài viết là Top 5 loại thuốc nam chữa đau dạ dày hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc nam có tác dụng từ từ, nên nếu trường hợp đau dạ dày quá nặng vẫn nên tới các trung tâm y tế để được thăm khám.
Để tìm hiểu và nắm rõ thông tin chi tiết hơn, bạn có thể tham khảo 2 link dưới đây:
http://Thongtin.medinet.org.vn